Cá rửa bể có đáng ghét không

207 Likes Comment
Ca lau kinh

Cá rửa bể, hay còn gọi là cá lau kính, là một loại cá nhỏ thường được nuôi trong bể cá để làm sạch kính bể và các vật dụng bên trong bể. Chúng có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng phân bố chủ yếu của chúng là ở các vùng nước ấm và nhiệt đới, bao gồm khu vực châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Đặc biệt ở các nước như Brazil, Venezuela vùng rừng rậm Amazon, món cá rửa bể xiên nướng muối ớt lại là một món đặc sản địa phương.

Đặc tính của loài cá lau kính

Cái tên gọi cá lau kính xuất phát từ việc công dụng ban đầu, người chơi cá cảnh chọn loài này để lau sạch các vết bẩn trên kính của bể cá: thân to, đầu bẹt, vây lưng cao, đuôi bẹt bên, môi phát triển như hút chân không. Kích thước thường từ 10-40 cm, toàn thân được bảo vệ bởi vảy, bề mặt cơ thể thô ráp. Thân màu xám đen hoặc nâu nhạt, trên thân có hoa văn,vằn đen trắng. Cá khỏe mạnh, dễ nuôi. Nhiệt độ thích hợp nuôi là trên 20 (22-28 ℃). Thức ăn chủ yếu là tảo, cũng như cho ăn thức ăn sống. Trong hồ cá, chúng thường sục dưới bùn,bờ thửa để cân bằng cơ thể và hút tảo, cũng như tìm kiếm các động vật dưới đáy (như giun nước), làm nhiệm vụ “nhân viên vệ sinh” trung thành trong hồ cá. Là loài cá hoạt động về đêm, có thể sống chung với các loài cá khác.

Là loài cá ăn tạp, cá rửa bể có thể ăn được từ 3000-5000 trứng cá trong một ngày, cũng như ăn được số lượng lớn cá con, đe dọa đến sự sinh sản và phát triển của các loài cá khác. Vì lý do này nên các chủ hồ thả cá, rất ghét loài cá này, chúng đục phá bờ thửa, tạo hốc sâu dễ gây lở vỡ bờ đê khi mùa nước lên.

Ngoại hình: Thân cá hình bán tròn, bề ngang hai bên rộng, vây đuôi hình chữ V nông. Miệng ở dưới. Vây lưng rộng lớn, phần bụng bẹp, vây bụng trái và phải nối vào nhau hình quạt tròn. Nhìn từ phía dưới, nó giống như một cây đàn nhỏ, nên còn được gọi là cá đàn vi. Thân cá màu nâu đậm, trên thân có nhiều đốm đen. Chiều dài cơ thể có thể đạt tới 250 mm.

Sinh sản: Đẻ trứng, khó sinh sản. Khó phân biệt giới tính giữa cá đực và cá cái, cái trưởng thành có bụng hơi phình hơn so với cá đực, việc nuôi tạo ra giống bằng phương pháp nhân tạo cũng rất khó khăn. Trên các trang trại nuôi cá, chúng được cho là phối hợp với các yếu tố thủy văn của con sông tự nhiên để hoàn thành sinh sản.

Nhìn tăm cá xác định có phải là rửa bể ?

Đối với các bác cần thủ, đi câu không tránh khỏi va phải cá rửa bể ở ngoài ao, hồ tự nhiên. Do loài sinh vật ngoại lai này rất là khỏe, sinh trưởng nhanh, thích nghi ngay cả môi trường nước khắc nhiệt nên số lượng ngày càng tăng. Rửa bể có khứu giác rất phát triển, bén nhạy mùi thơm, nên khi làm thính các bác chú ý tránh. Rửa bể có miệng nhỏ, mồm như cái hút chân không, rất vụng về khi ăn mồi. Thế nên khi nó quện vào ổ phá đám, thì nó cứ lừ lừ đè cước, dìm phao, rất khó ăn trúng mồi câu. Nó tạo tăm đất rất mạnh, bong bóng to, gây động mặt nước.

Khi giựt cá rửa bể, các bác chú ý khéo gãy cần, đứt cước nhé, vì nó kháng cự khá là mạnh mẽ, lôi như cá chép, cá trê. Lúc bắt cá, gỡ móc cũng để ý để không bị vây chọc vào tay gây thương tích không đáng có.

You might like

Avatar

About the Author: thocauca

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *