Học cách bắt cá cho đúng

145 Likes Comment

Đi câu sợ nhất là về tay không, sợ hơn nữa là để cá chạy mất, câu ao thả chuôm. Thử nghĩ xem nhé, ngồi thủ mấy tiếng đồng hồ, may mắn lắm mới có con cá to đớp mồi, nhưng chỉ vì bạn thao tác sai khi bắt cá, để cá tuột mất, tiếc hụi hụi vài ngày trời.

Nói về nguyên nhân bị tuột cá thì rất nhiều, có thể dây mảnh quá, móc quá bé, vớt cá không đúng cách, tuột cả cần lẫn dây xuống ao. Tuy nhiên với tôi mà nói thì vẫn chưa hề hấn gì bằng việc con cá giựt tới ngay dưới chân rồi còn để chạy mất mới là đáng tiếc hơn cả. Tôi tin rằng chắc hẳn có nhiều bạn câu cũng từng trải qua tình huống này, lý do đơn giản là một thói quen xấu mà bạn câu mới hoặc kinh nghiệm dày dặn cũng mắc phải.

Một tay giữ cần, một tay níu dây gỡ móc, bắt cá

Câu cá bé đa phần là giựt thẳng vào giỏ hoặc giựt lên bờ, thường thì không vấn đề gì. Nếu cá to hơn thì dùng vợt lưới vớt cá lên, vợt mà không đủ dài để tự vớt thì phải nhờ sự phối hợp của bạn câu ở gần cạnh giúp đỡ.

Câu được cá rất bé hoặc siêu to thì ít có chuyện tuột cá. Tất nhiên là không bàn việc câu cá to mà dây quá mảnh, thì mất cá là đương nhiên rồi. Các trường hợp mất cá lại là những con cá lỡ cỡ, không to quá, không bé quá.

Những con cá tầm 1.5-2.0 lạng, có khi 3.5-4.0 lạng, không cụ thể là cá nặng bao nhiêu thì hay bị tuột mất, vấn đề cần xem là dây có đủ dai, cần có đủ cứng không. Nói thẳng ra là rơi vào trường hợp bạn câu lưỡng lự là giật thẳng lên bờ hay dòng cá để lấy vợt lưới vớt lên. Thì lúc đó là con cá nhanh nhẹn tẩu thoát.

Gặp những con cá tầm này, nhiều bạn câu có thói quen như sau: dòng cá một lúc, xem sức giằng kéo của nó ra sao, thấy ổn ổn là kéo cần gần sát chân, một tay vít dây câu gần lại, một tay gỡ móc bắt cá.

Đừng coi thường động tác bắt cá này nhé, rất nhiều bạn câu mắc sai lầm như vậy để tuột cá, mà không phải chỉ một lần mà là nhiều lần tiếc nuối. Và bản thân tôi cũng mắc lỗi bắt cá sai cách như vậy đấy.

Lúc ban đầu mới học câu cá, tôi cũng không chuẩn bị vợt lưới, khi câu được cá thì cứ giựt thẳng lên bờ thôi. Trường hợp cần câu cứng quá, độ dẻo ít thì tôi chỉ có cách là vít dây câu. Sau nhiều lần mất cá, tôi cũng mang theo vợt, nhưng chỉ để phòng khi có cá to mới dùng tới vợt. Vì cái vợt thép không gỉ, cũng khá là nặng, mà câu cá bé vớt liên tục thì mệt lắm. Con cá nặng 1.5-2.0 lạng thì vẫn quen kéo cước, lúc đấy không còn để ý là dây câu có thể chịu tải lực kéo là bao nhiêu nữa. Giờ thì tôi biết rồi, nhưng đôi lúc vẫn phạm sai lầm lúc bắt cá, phần vì tự tin, lúc thì quên mang vợt, câu được cá chỉ có cách kéo dây bắt cá.

Kéo cước bắt có nhiều nhược điểm, đừng nghĩ dây to chắc sẽ không đứt

Nếu bạn dùng dây phụ loại số 2.0, câu con cá nặng 0.5-1.0 lạng thì dù có giựt bổng lên trời cũng không đứt được. Nhưng nếu con cá nặng 0.5-1.0 cân thì không nói chắc được gì đâu nhé.

Lý thuyết mà nói, dây số 2.0 thì nhấc bổng con cá 0.5-1.0 cân lên bờ không hề hấn gì, nhưng dùng tay kéo mấu số 8 nối dây phụ thì có khả năng đứt đấy.

Một điểm nữa là tính đàn hồi của dây. Nhưng khả năng đàn hồi ấy lại giảm dần theo thời gian, sau mỗi lần bạn câu cá, giật cá, kéo thả mồi, độ đàn hồi của dây câu giảm đi. Và nếu bạn cứ thường xuyên kéo dây bắt cá, con cá bị mắc câu sẽ vùng vẫy, tiêu hao sự đàn hồi của dây ( đặc biệt là dây phụ ), dăm ba con cá nhỏ đầu tiên có thể không sao, nhưng đến con cá to hơn thì “tõm” … tuột chạy mất rồi.

Ngoài việc để ý dây câu, thì móc câu cũng cần xem xét kỹ nhé. Dây chắc đến mấy mà lưỡi yếu thì khi mà kéo cá lên khỏi mặt nước, cá vùng vẫy, vết móc càng ngày càng rộng và khả năng thoát khỏi móc câu. Theo tôi biết thì với lưỡi không ngạnh khả năng bong là cao hơn lưỡi có ngạnh.

Không biết ở các nơi khác ra sao, nhưng ở quê tôi có một cửa hàng, các bạn câu hay vào mua loại dây phụ gồm: dây dày với lưỡi nhỏ. Chủ cửa hàng nói rằng, móc to cá nhỏ ít ăn, nên khi dùng lưỡi nhỏ kết hợp dây dày thì cá to nhỏ đều câu được.

Tất nhiên không nói tới trường hợp câu phải cá to, móc nhỏ sẽ bị biến dạng. Và cho dù móc không bị biến dạng, thì với miệng cá to, khi ăn mồi mắc móc câu nhỏ, thì móc nhỏ không đâm sâu được vào da thịt của cá, cá vùng vẫy dễ dàng nhả móc ra, chưa cần tính đến đoạn vít dây câu bắt cá bằng tay.

Không thể giựt cá bay thẳng vào bờ, cũng không có vợt lưới, cách bắt cá sao để khỏi sổng đây?

Đi câu ở ao hồ tự nhiên, cần câu thường dẻo mềm, trừ phi là câu cá bống, mường mương thì các loại khác không nên giựt thẳng lên bờ. Trường hợp cố gắng giựt thẳng lên bờ, thường làm gẫy ngay đọt cần câu.

Giả sử chúng ta câu được một con cá to, dây lại mảnh nhưng lại quên mang theo vợt để vớt, nếu phải bắt cá bằng tay thì phải chú ý một số chi tiết sau: trước hết, chúng ta phải dòng cho cá không còn sức, dòng đến khi bụng ngửa lên càng tốt. Hoặc có nhiều chướng ngại vật xung quanh, ít nhất sẽ tiêu hao một nửa sức mạnh của con cá rồi.

Sau khi dòng gần xong thì kéo cá vào bờ, nếu không có rãnh giữa nước và bờ thì không nên nhấc cá theo phương thẳng đứng, chỉ cần kéo trực tiếp cá vào bờ.

Nếu bạn đang ngồi trên cao và có một khoảng cách nhất định giữa mặt nước và bờ mà tay bạn có thể chạm vào nước dễ dàng, thì tôi khuyên bạn nên cầm sợi dây bằng một tay (không kéo cá lên khỏi mặt nước) và tay kia dùng khăn để quấn lấy cá. Quấn cá bằng một chiếc khăn, một là để không trơn trượt , hai là để cá vùng vẫy dữ dội trên chiếc khăn mềm.

Nếu bạn ngồi ở vị trí rất cao, không thể chạm mặt nước và chỉ có thể nâng cá lên theo phương thẳng đứng, bạn phải nhớ là khi cá vừa lên khỏi mặt nước động tác bắt cá phải nhẹ nhàng và chậm rãi và thả cá trở lại nước ngay khi cá vùng vẫy. Đảm bảo rằng nó không di chuyển và sau đó nhấc nó lên.

Sau khi nâng lên một độ cao nhất định rồi thì tốc độ phải nhanh, nếu đột ngột tăng tốc ở giữa thì nó sẽ không nhảy xung quanh, sau khi nâng lên thì phải dừng lại ở vị trí miệng giỏ, vì bạn khi dừng thì cá lại vùng vẫy mạnh. Cho dù ở miệng giỏ cá quẫy mạnh đứt dây, nó cũng sẽ rơi vào giỏ.

Mặc dù bài này đã giới thiệu cho các bạn câu động tác bắt cá an toàn, nhưng tôi vẫn khuyên các bạn nên dùng vợt lưới bắt cá và bỏ thói quen bắt cá bằng tay đi. Hồ câu, ao câu tự nhiên giờ không có nhiều cá, mỗi lần câu chỉ được dăm ba con, mà không may bị tuột mất vài con thì thật là đáng tiếc.

You might like

About the Author: thocauca

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *