Vấn đề chỉnh phao sao cho chuẩn khá là đau đầu khi đi câu cá, đặc biệt với những bạn câu mới bước đầu tiếp cận với bộ môn câu đài. Trên mạng, các bài viết và video hướng dẫn chỉnh phao câu cá rất là nhiều và đa dạng đến hoa mắt. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn cho các bạn câu, đặc biệt các bạn mới câu 3 bước chỉnh phao, đơn giản dễ thực hành.
Nhằm giúp bạn dễ hiểu phương pháp chỉnh phao này, mình sẽ đưa ra hình ảnh minh hoạ. Có một lưu ý là: trạng thái phao trong hình không đúng 100% cho mọi loại mồi câu dưới nước. Vùng nước khác nhau, chỗ câu khác nhau và ngay cả độ dài ngắn, dày mảnh của dây câu, lưỡi câu cũng hoàn toàn ảnh hướng tới hình dáng phao trên mặt nước.
Động tác điều chỉnh phao chúng ta hay nói đến ở đây, thực chất là tăng giảm chì để sao cho chiếc phao có độ nổi nhất định trên mặt nước. Với loài cá bé, cắn lôi nhẹ thì phao bềnh nhẹ hơn, ít phải điều chỉnh phao hơn cả. Cá lớn hơn, thì phải điều chỉnh phao cao hơn ,vừa để phao cũng tải mồi có trọng lượng nhất định , lại tiện cho cá cắn mồi. Tất cả mọi sự điều chỉnh là để cá thuận tiện trong việc cắn mồi rồi. Bạn nghĩ sao? Tất nhiên nếu là với nàng tiên cá thì không cần phao rồi.
1.Tìm đáy
Không móc mồi vào lưỡi câu, gắn chì nặng hơn sức nổi của phao để cả lưỡi câu và phao chìm nhanh xuống nước, tới đáy hồ ao nơi thả câu. Điều chỉnh vị trí của phao sao cho, với móc không mồi, trên mặt nước lộ đỉnh phao hoặc lộ 1 đốt là đã tìm thấy đáy rồi. Bước này cần lưu ý các vấn đề sau:
1.Đáy ở đây là chỉ mặt phẳng, không phải là một điểm. Ví dụ trong phạm vi đường kính 20-50cm, có thể liên tiếp thả cần tìm đáy, vì lúc câu không phải lúc nào cũng thả mồi trúng một điểm dò tìm đáy được.
2.Không thả trôi cần lúc tìm đáy: Thông thường thì chì nặng sẽ tiếp nước trước phao khi thả cần. Ví nếu thả trôi cần ( thả trôi cần là trường hợp mà: cần câu và dây câu lúc thả câu tạo thành 1 đường thẳng ), gió sẽ thổi làm cho phao và chì tiếp xúng với nước, không cùng 1 điểm, tìm đáy thiếu chính xác. Kết quả đáy và độ sâu nước tìm được lớn hơn độ sâu thực tế của điểm câu. Ví dụ đáy thực tế sâu có 2m, nếu thả trôi cần đo có thể cho kết quả sâu 2.5m. Có thể sửa bằng cách: 1 là không thả trôi cần, 2 là dùng cần đỡ bù vào sai số độ sâu.
2. Chỉnh phao
Điều chỉnh phao lên xuống từng đoạn dài bằng dây câu phụ ( tầm khoảng 10-15 cm ). Mục đích là để khi móc mồi, thả câu thì mồi câu sẽ cách đáy một đoạn khoảng 10-15 cm. Đợi khi móc mồi vào lưỡi câu xong, phải chắc chắn là để móc và chì đều chìm trong nước, gần nhất với đáy. Chỉnh phao là công đoạn khó kiên nhẫn nhất khi câu. Lúc chỉnh phao cần kết hợp dịch chuyển: chốt phao và 4 hạt đậu cố định.
Lúc thả cần, căn cứ vào tốc độ chìm nhanh chậm mà cắt bớt chì nhiều hay ít. Chìm nhanh thì cắt bớt nhiều, chìm chậm thì cắt ít chì. Liên tục cắt gọt chì, cho tới khi phao lộ 3 đốt trên mặt nước là việc điều chỉnh phao cơ bản là gần hoàn thành rồi. Đấy mới là chỉnh phao khi không có mồi, giờ sẽ móc mồi vào lưỡi câu, mỗi mồi móc kéo 1 đốt, ví dụ sau khi cắt chỉnh chì…để nổi 5 đốt phao.
Kiểm phao
Khi đã chỉnh phao hở (nổi / lộ ) 5 đốt, hãy sử dụng thanh chống cần chỉnh cho chìm cả đuôi phao ( gồm cả 5 đốt ) dưới nước. Sau đó xem phao từ từ bềnh lên, rồi trở lại vị trí cân bằng, hở 5 đốt không nhé. Nếu đúng hở 5 đốt, thì bạn đã chỉnh phao chuẩn hở 5 đốt rồi.
Trường hợp, đuôi phao trở về mặt nước, không hở đúng 5 đốt như trước, thì tiếp tục chỉnh bằng cách gọt bớt chì nhé. Còn nếu như sau khi phao bềnh lên, sai lệch lớn vài đốt, ví dụ chỉ nổi có 3 đốt, lệch hẳn 2 đốt so với bước chỉnh phao, thì phải kiểm tra phao. Nguyên nhân của việc lệch này có thể do thân phao có dầu, dùng khăn lau sạch thân phao, rút ra cắm lại nhiều lần chân phao vào nút phao cho tới khi phao đạt mức như yêu cầu ( ví dụ 5 đốt phao ) là được. Còn cách khác là, chấp nhận để phao hở 3 đốt, cứ câu cá bình thường đã nhé, 10 – 15 phút sau rồi chỉnh về 5 đốt sau cũng được. Coi như mục đích là câu cá lớn nước sâu trước.
Nếu như coi nhẹ việc kiểm phao, có thể dẫn tới hậu quả sau: trường hợp thân phao dính dầu bẩn, nhớt sẽ khiến cho việc phao nổi cao hơn hoặc thấp hơn mức yêu cầu, do các vật thể sẽ bám vào dầu có trên thân phao. Nếu như trọng lượng riêng của dầu nhẹ hơn nước thì lại kéo một phần của phao nổi lên, phao không đứng cân bằng khiến bạn câu phán đoán sai lúc cá cắn và lúc bình thường.
3. Móc mồi câu
Lúc này bạn muốn móc mồi to nhỏ thế nào tuỳ thích. Trước khi cho mồi vào, bạn cần xoa thêm vài lần nữa để mồi dính càng nhiều càng tốt, để mồi không dễ tan trong thời gian ngắn sau khi xuống nước. Nếu mà vừa thả mồi cá đã cắn luôn, chưa kịp chạm đáy, thì bạn nên cho thêm ít bột không mùi, dính lớp ngoài mồi, để cá nhỏ ăn, mồi xuống đáy đúng mong muốn.
Sau khi đặt cần thả mồi câu, xảy ra 2 trường hợp ( dựa vào trạng thái của phao ):
- Phao ngập trong nước. Nếu muốn câu đáy, thì cho thêm mồi và chỉnh phao hở 1 đốt nghĩa là mồi đã đáp đáy. Trạng thái 2 lưỡi câu lúc này: lưỡi dưới nằm ở đáy, lưỡi trên chạm đáy. Đây là khoảnh khắc ưa thích của câu đáy rồi. Còn khi muốn câu lửng đáy, thì lại cắt bớt chì, để phao hở 3 đốt .
2. Móc mồi , phao hở vài đốt. Ví dụ sau khi móc mồi, phao hở 3 đốt ( khi treo lưỡi không mồi, phao hở 5 đốt ). Nghĩa là trọng lượng mỗi mồi câu tương ứng mức 1 đốt phao. Tiếp tục thêm mồi, kéo chỉnh phao để hở 3-4 đốt. Lúc này trạng thái 2 mồi câu là, móc dưới chạm đáy, móc trên là lơ lửng. Theo dõi tình hình cá cắn mồi ít hay nhiều, mà điều chỉnh tiếp phao lên tới điểm nào mà thấy cá đớp nhiều thì cố định vị trí bằng hạt đậu.